Cây Mào Gà có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Mào Gà

Tên thường gọi: Mào gà, Bông mồng gà.

Tên khoa học: Celosia cristata L. (C.argentea L. var. eristata Voss).

Thuộc họ: Rau dền -Amaranthaceae.

Mô tả: Cây thân thảo có sức sống cao, cao khoảng 60-90cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá phiến có hình trái xoan hoặc trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa có màu đỏ, vàng  hăọc trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không, cuống hình trái xoan – tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua. Quả có hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng. Ra hoa tháng 7-9, ra quả tháng 9-11.

Bộ phận sử dụng: Cụm hoa – Flos Celosiae Cristatae thường gọi là Kê Quan Hoa. Hạt, lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Có nguồn gốc từ Ðông Ấn , được nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái cụm hoa và hạt vào mùa thu, khi hoa đang nở, đem phơi khô.

Dược tính và công dụng của cây Mào Gà

Thành phần hoá học: Cây chứa betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Hạt chứa dầu béo.

Tính vị, tác dụng: Cụm hoa mào gà (kê quan hoa) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Hạt làm nhầy dịu.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu cho các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, tiểu ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau. Hoa và lá còn dùng chữa sốt của trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu. Tại Ấn Ðộ hạt dùng đắp mụn nhọt mưng mủ, trị ho và lỵ.

Cây Mào Gà và các bài thuốc

Ðơn thuốc:

  • Chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày: Mào gà, thiến thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) liều lượng  15g, sắc uống.
  • Trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước trà.
  • Viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi loại 15g, Thài lài 30g, sắc nước uống.
  • Lỵ bạch đới: Mào gà, Lát khét (rễ) mỗi loại 15g sắc nước.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cỏ Ngọt có công dụng gì?

Cây Gạo có công dụng gì?

Cây Hoa Hồng có công dụng gì? 

Cây Bồ Công Anh có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Mào Gà vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx