Cây Dứa có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Dứa

Tên thường gọi: Dứa, Khóm, Thơm.

Tên khoa học: Ananas comosus (L.) Merr.

Thuộc họ: Dứa – Bromeliaceae.

Mô tả: Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn hoặc có khi rất ít . Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc có màu tím, các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép, màu vàng hoặc gạch tôm;, các quả thật thì nằm trong các mắt dứa. Cây thường ra hoa quả vào mùa Hạ.

Bộ phận sử dụng: Quả, nõn cây và rễ cây – Fructus, Gemma et Radix Ananatis.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Brazin, được trồng khắp nơi để lấy quả ăn và xuất khẩu. Thu hoạch quả và rễ quanh năm, nõn thu hái tốt nhất vào mùa xuân; thường dùng tươi.

Dược tính và công dụng của cây Dứa

Thành phần hoá học: Quả dứa có các thành phần sau đây: nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả có một chất men tiêu hoá là bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, magnesium, mangan, kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh.

Tính vị, tác dụng: Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá; nước dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn dứa thanh nhiệt giải độc; rễ dứa lợi tiểu. Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Được chỉ định dùng trong các trường hợp: thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì. Bromelin được dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hoá dạ dày – ruột, dùng làm thuốc tiêu viêm, giảm phù, chữa các vết thương, vết bỏng cho mau lành sẹo. Dứa còn là nguyên liệu chiết bromelin, có nhiều trong thân dứa (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường dùng quả chín để ăn tươi hoặc ép lấy nước uống hoặc dùng bromelin.

Cây Dứa và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Sốt nóng: Nõn dứa 30-40g giã vắt lấy nước cốt, uống hay sắc uống.
  • Tiểu tiện không thông, đái ra sạn, sỏi: Rễ cây Dứa 30-40g sắc uống.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Dừa có công dụng gì?

Cây Dưa Chuột có công dụng gì?

Cây Dâu Hấu có công dụng gì? 

Cây Dứa có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Dứa vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx