Mục lục
Đặc điểm của cây Cỏ Bờm Ngựa
Tên thường gọi: Cỏ bờm ngựa, 金丝草, cỏ râu dê, hoàng mao thảo (黄毛草), mao mao thảo (毛毛草), bút tể thảo (笔仔草), miêu tể thảo (猫仔草).
Tên khoa học: Pogonatherum Crinitum (Thunb) Kunth.
Thuộc họ: Lúa – Poaceae.
Mô tả: Bụi mảnh, cao 15-30cm, thân như sợi chỉ, cứng, bóng, ít nhánh. Lá có phiến có màu lục tươi, dài 3-5cm, rộng 2-3mm, gốc có lông mịn dài, mép ngắn. Bông cao 1-3c, bông nhỏ dẹp theo bông, ngắn hơn 2mm, gốc có lông mịn dài; hoa dưới lép hoa trên lưỡng tính, có 1-2 nhị. Ra hoa vào tháng 6.
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Pogonatheri, một số nơi còn gọi là Kim Tỷ Thảo (金丝草).
Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến ở các vách núi đất, đồi thấp có đá phiến, đá acid ẩm nhiều và ít nắng, từ bình nguyên tới cao nguyên. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.
Dược tính và công dụng của cây Cỏ Bờm Ngựa
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, tính hơi mát; có tác dụng lợi thủy thông lâm, thanh nhiệt lương huyết.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Theo Đông Y Cổ Truyền, cây được dùng trị
Nhiễm trùng niệu đạo,viêm thận, thuỳ thũng.
Cảm mạo nhiệt độ cao.
Viêm gan hoàng đản.
Tiểu đường, tiểu vàng, tiểu ra mủ trắng.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Chuối Rẻ Quạt có công dụng gì?
Cây Chút Chít có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cỏ Bờm Ngựa vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha