Mục lục
Đặc điểm của cây Cỏ Bạc Đầu
Tên thường gọi: Cỏ Bạc Đầu.
Tên khoa học: Kyllinga nemoralis (Forst, et Forst.f.) Dandy ex Hutch, et Dalz. (K. monocephala- Rottb).
Thuộc họ: Cói – Cyperaceae.
Mô tả: Cỏ hầu như nhẵn, có thân rễ mọc bò, thân cao 5-30cm. Lá thường ngắn hơn thân. Cụm hoa thành đầu, gần giống hình cầu, đường kính 8-12mm, có lá bắc dạng lá trải ra. Quả bế hình trái xoan ngược, dẹp, màu trắng vàng, hơi có chấm.
Bộ phận sử dụng: Toàn cây – Herba Kyllingae Nemoralis.
Nơi sống và thu hái: Loài cỏ nhiệt đới, phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Dương, Đông Á, Xri Lanca, Inđônêxia, Oxtrâylia, Châu Phi, Châu Mỹ. Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế, Lâm Ðồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, thường gặp ở vệ đường, trên các bãi hoang trong vườn. Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Dược tính và công dụng của cây Cỏ Bạc Đầu
Tính vị, tác dụng: Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Ðược dùng trị:
- Cảm mạo, uống làm cho ra mồ hôi.
- Ho gà, viêm phế quản, viêm họng sưng đau.
- Sốt rét, lỵ trực tràng, ỉa chảy.
- Ðòn ngã tổn thương. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, sâu quảng.
Cỏ Đầu Bạc và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Sốt rét: Cỏ bạc đầu 60g sắc uống. Uống 4 giờ trước khi có triệu chứng sốt.
- Vàng da, viêm gan vi rút: 40 – 80g cỏ bạc đầu. Sau đó tiến hành sắc để lấy phần nước thuốc uống. Mỗi ngày có thể chia uống từ 2 – 3 lần đều được.
- Xông hơi cỏ bạc đầu trị chứng cảm mạo, nghẹt mũi: Cỏ bạc đầu và lá Tía Tô mỗi vị một nắm. Các nguyên liệu đều ở dạng cây tươi. Làm sạch 2 dược liệu trên rồi cho vào nồi nước đã đun sôi, tiến hành đun tiếp tục thêm 5 phút rồi tắt bếp. Người bệnh cho toàn bộ nước ra chậu lớn rồi tiến hành xông hơi để trị bệnh.
- Viêm xoang: Nguyên liệu bao gồm cây cỏ bạc đầu, mẫu kinh, rễ bồ hòn và lá cây dừa mỗi loại 15g ở dạng cây tươi. Đem tất cả nguyên liệu trên sắc với 750ml nước lọc. Đun sôi đến khi cô đặc lại còn khoảng 200ml thì ngưng. Người bệnh chắt lọc lấy phần nước cốt để uống mỗi ngày 1 thang.
- Rong kinh: Cỏ bạc đầu, ngải cứu và thảo hạc liều lượng bằng nhau. Làm sạch toàn bộ nguyên liệu trên rồi cho vào cối và tiến hành giã nát. Sau giã chắt lấy phần nước cốt để uống, có thể chia làm 2 phần và uống hết trong ngày.
- Cầm máu, trừ ứ: 1 – 2 nắm cỏ bạc đầu đã rửa sạch sẽ, không còn bụi bẩn. Sau đó đem đi giã nát và chắt lọc lấy phần nước cốt để uống.
- Các bệnh phụ khoa: Cỏ bạc đầu và khổ sâm với liều lượng bằng nhau. Mang 2 vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch sẽ rồi nấu cùng với 1 lít nước. Lấy phần nước thuốc này để rửa bộ phận sinh dục, mỗi ngày một lần.
- Rôm sảy, mụn nhọt: cây cỏ bạc đầu đã rửa với nước sạch. Nấu với khoảng 2 lít nước lọc. Người bị rôm sảy, mụn nhọt có thể sử dụng phần nước thuốc này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Cỏ Bờm Ngựa có công dụng gì?
Cây Chút Chít có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cỏ Bạc Đầu vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha