Cây Cải Bẹ có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của Cây Cải Bẹ

Tên thường gọi: Cải Bẹ, Cải Sen, Cải Dưa.

Tên khoa học: Brassica campestris L.

Thuộc họ: Cải – Brassicaceae.

Mô tả: Cây mọc một năm hay hai năm, cao khoảng  1m, thân nhẵn hay hơi có lông. Lá có bẹ to, dài khoảng 4-5cm, phiến lá dài 40-50cm, lá phía dưới xẻ sâu, lá phía trên xẻ nông hơn. Hoa nhỏ có màu trắng hoặc vàng. Quả hình trụ, dài 2-4 cm, đường kính 5mm, ở đầu có mỏ hơi dài ra. Hạt hình cầu, đường kính 1-2mm, vỏ có màu nâu đen hay đỏ nâu, mặt sau có màu vàng.

Bộ phận sử dụng: Lá và hạt – Folium et Semen Brassicae campestris. Hạt thường có tên là Vân Đài Tử.

Nơi sống và thu hái: Cây được trồng khắp nơi trong nước ta để lấy lá làm rau nấu canh hay muối dưa. Thời gian sinh trưởng khoảng 90-100 ngày, nhiệt độ thích hợp 8-22oC. Ở miền Bắc thường sẽ gieo vào tháng 7-8, trồng tháng 8-10. Ta có các giống: Cải Thừa Thiên (Đồng Dư), Cải bẹ Nam Định (chủ yếu dùng muối dưa), Cải tiến, Cải tàu cuốn (Cải Thiều Châu) năng suất có thể đạt 30-40 tấn/ha.

Dược tính và công dụng của cây Cải Bẹ

Thành phần hóa học: Hạt có chứa dầu. Trong hạt có 40-50% dầu, 23% Protid và một Glucosid khi thuỷ phân sẽ cho 0,40-0,60% tinh dầu với thành phần chủ yếu là Crotonylaizothioxynat.

Tính vị, tác dụng: Hạt không có mùi, vị nhạt, có tác dụng phá huyết, tán kết, tiêu thũng, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut. Còn hạt và hoa được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc trị mụn nhọt, đẻ xong đau bụng và giúp sự sinh nở dễ dàng.

Cây Cải Bẹ và các bài thuốc

Bài thuốc

  • Trúng phong (Trúng gió): Hạt cải 1 chén con, tán bột, sắc với 2 bát giấm cho đến khi còn lại nửa bát, lấy bôi dưới góc hàm, rất hiệu nghiệm.
  • Phạm phòng: Hạt cải 1 nắm tán nhỏ, hòa chút nước cho sền sệt, đắp vào rốn.
  • Viêm thận: Nấu nước rau cải cay uống hàng ngày. Có thể áp dụng nấu nước cải cay và thêm trứng vào nấu chung. Đun tới khi chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn. Sử dụng canh này 1 lần/ngày vào buổi trưa. Áp dụng trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Đau khớp: Giã nhuyễn hạt cải cay, trộn cùng bột mì. Đắp hỗn hợp lên vùng bị đau.
  • Đau dạ dày buồn nôn: Tán bột hạt cải bẹ xanh, hâm nóng rượu. Uống 2 lần/ngày.
  • Ho hen, suyễn, ho ở người già: Đem sắc hạt cải bẹ xanh, hạt tía tô, hạt củ cải lấy nước, uống ngày 2 – 3 lần/ ngày.
  • Rụt lưỡi: Hạt cải tán thành bột mịn, hòa với giấm cho sền sệt, bôi dày quanh cổ họng, lưỡi sẽ trở lại bình thường.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cải Bắp có công dụng gì?

Cây Bông Ổi có công dụng gì?

Cây Cà Độc Dược có công dụng gì? 

Cây Cà Gai Leo có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cải Bẹ vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx