Atiso có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Atiso là một loại thảo dược có Nguồn gốc từ Đại Trung Hải, được người Pháp đem tới trồng tại Việt Nam. Không những bổ dưỡng vitamin cho cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, loãng xương, làm giảm lượng cholesterol trong máu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan về công dụng của dược liệu Atiso

Mục lục

Đặc điểm của cây Atiso

  • Tên thường gọi: Atiso, Actisô, artichaut (theo tiếng Pháp) .
  • Tên khoa học: Cynara scolymus L. hoặc Cynara cardunculus L. var scolymus.

Hiện nay có 2 loại Atiso phổ biến

Atiso được chia thành 2 loại:

  • Atiso xanh: Tên khoa học là Cynara Scolymus, họ nhà cúc. Cây cao khoảng 1 – 2m, hoa có lông tơ mềm bao phủ xung quanh. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu. Tại Việt Nam, atiso xanh thường được trồng ở Đà Lạt và Sapa.
  • Atiso đỏ: Tên khoa học Hibiscus Sabdariffa, họ cẩm quỳ. Cây cao khoảng 1,5 – 2m, hoa có màu đỏ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh 2 loại atiso này không có mối liên hệ gì với nhau.

Bộ phận dùng và thu hái: Toàn cây (lá, thân, rễ, cụm hoa)

  • Người ta thu hái cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2.
  • Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.
  • Rễ và thân dùng làm thuốc.

Dược tính và công dụng của cây Actiso

Thành phần Hóa Học

Chứa các chất hữu cơ, muối hữu cơ, hợp chất Flavonoid, giàu Vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

Dược lý

  • Atiso có vị đắng, tính mát và nhuận trường.
  • Atiso không độc.
  • Actiso làm hạ cholesterol có trong máu khi uống hoặc tiêm dung dịch, có tác dụng tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê.
  • Lượng mật bài tiết gấp 4 lần khi tiêm dung dịch Atiso sau 2 – 3 giờ.
  • Công dụng giảm viêm.
  • Bông Atiso có tính bổ dưỡng khi đã nấu chín, tăng lực, kích thích, làm ăn ngon, bổ gan, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, gây tiết sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ.

Actiso và các bài thuốc

  • Trị bệnh tiểu đường

Bài 1: Thân cây Atiso 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.

Bài 2: Hoa Atiso 100g, lá atisô 100g, luộc ăn như ăn các loại rau thông thường.

  • Tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh

Giò heo hầm Atiso: giò lợn (giò trước tốt hơn giò sau), 2 hoa Atisô, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò.

  • Giảm Cholesterol trong máu

Canh sườn hầm Atiso: Hoa Atisô 50g, khoai tây 100g, cà rốt 50g, xương sườn lợn 150g.  Ngày ăn 1 lần cần ăn liền 5-10 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây Atiso

Atiso là một loại thảo dược được dùng phổ biến trong các gia đình và có rất ít tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ và lưu ý có thể kể đến như sau:

  • Gây đói, thèm ăn, làm người dùng cảm thấy yếu sức.
  • Nếu dùng Atiso trong thời gian dài bạn nên đi kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên.
  • Nên áp dụng chế độ dinh dưỡng ăn ít chất béo.
  • Không nên dùng Atiso cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, lạnh bụng.
  • Gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm do làm giảm lượng đường trong máu.
  • Những người bị tắc ống mật, bị sỏi mật hoặc dị ứng một số thành phần có trong Atiso.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Bạc Hà có công dụng gì? 

Âm Địa Quyết có tác dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Actiso vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx