Triệu chứng của bệnh Động Kinh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Động Kinh là gì?

Bệnh động kinh là một bệnh lý mãn tính xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau có thể gây ra những biểu hiện khác nhau, rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh) trong đó hoạt động của não bị thay đổi.

Khi bệnh phát tác, cơ thể của người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng bệnh như co giật, hành vi, cử chỉ, lời nói bất thường. Trong một số trường hợp, người bệnh còn hoàn toàn mất đi ý thức. Căn bệnh này mang tính chất di truyền. Vậy nên khi mẹ hoặc bố mắc bệnh, tỷ lệ lây truyền sang cho con cái luôn cao hơn mức bình thường. Tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ thường nhiều hơn so với người lớn.

Triệu chứng của bệnh Động Kinh

Triệu chứng của bệnh Động Kinh được kể đến như:

  • Lú lẫn thoáng qua.
  • Co giật không kiểm soát được ở tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Co cứng.
  • Mất ý thức, nhận thức hoặc nhìn chằm chằm vào khoảng không.
  • Cảm giác sợ hãi, lo lắng hay thấy hiện tương Deja Vu (cảm giác lạ hoặc mùi vị khác lạ).
  • Ngã hay ngã quỵ xuống.
  • Bất tỉnh và không nhớ chuyện gì đã xảy ra sau cơn động kinh.

Dựa trên vị trí hoạt động của não, triệu chứng cụ thể, phân loại cơn động kinh

Động kinh cục bộ (focal seizures)

  • Động kinh mà không mất ý thức gọi là động kinh một phần đơn giản, không gây mất ý thức. Có thể thay đổi cảm xúc hoặc thay đổi cách giác quan. Chúng cũng có thể gây ra các cử động co thắt không tự nguyện của một số bộ phận của cơ thể, ví dụ như cánh tay hoặc chân và các triệu chứng cảm giác tự phát như ngứa ran, chóng mặt và đèn nhấp nháy.
  • Động kinh ý thức thay đổi gọi là động kinh một phần phức tạp, bao gồm mất hoặc thay đổi ý thức. Trong cơn động kinh một phần phức tạp, có thể nhìn chằm chằm vào không gian và không phản ứng với môi trường  hoặc có thể thực hiện các động tác lặp đi lặp lại, như xoa tay, nhai , nuốt hoặc đi theo vòng tròn.

Động kinh toàn thể (generalized seizures)

  • Cơn động kinh không có ý thức gọi là động kinh cơn nhỏ (petit mal seizures), thường sẽ xảy ra ở trẻ em với triệu chứng như nhìn chằm chằm vào một khoảng không hoặc có những chuyển động nhỏ như chớp mắt, máy môi kéo dài 3 – 10 giây. Cơn động kinh vắng ý thức có thể xuất hiện theo chuỗi, tới 100 lần mỗi ngày và gây mất nhận thức tạm thời.
  • Cơn động kinh co cứng. Khiến cho các cơ bắp bị căng cứng và có thể ảnh hưởng đến ý thức. Vị trí thường bị ảnh hưởng là các vùng cơ ở lưng, cánh tay và chân khiến cho người bệnh có thể té ngã xuống đất.
  • Cơn động kinh mất trương lực cơ. Người bị bệnh khi lên cơn động kinh này sẽ mất kiểm soát cơ bắp, dễ bị ngã đột ngột.
  • Cơn động kinh co giật. Sẽ gây ra các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc theo nhịp của toàn bộ cơ thể. Những chuyển động bất thường này thường ảnh hưởng đến khu vực cổ, mặt và cánh tay.
  • Cơn động kinh giật cơ. Khi lên cơn ở dạng các đợt giật ngắn, đột ngột hoặc giật mạnh, thường ở phần trên cơ thể, cánh tay, chân.
  • Cơn động kinh co cứng – co giật toàn thân (Động kinh cơn lớn). Đây là kiểu động kinh thuộc loại nguy hiểm nhất. Chúng sẽ gây ra mất ý thức đột ngột, cơ thể bị co cứng, co giật và đôi khi mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc tự cắn lưỡi.

Nguyên nhân gây bệnh Động Kinh

Có khá nhiều tác nhân gây ra Động Kinh đã được xác định; chúng bao gồm:

  • Do ảnh hưởng từ yếu tố di truyền.
  • Chấn thương đầu.
  • Các bệnh lý ở bộ phận não bộ.
  • Bệnh nhiễm trùng.
  • Tổn thương trước khi sinh.
  • Rối loạn phát triển.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Động Kinh

  • Càng già đi, nguy cơ động kinh càng cao hơn. Mặc dù vậy nhưng mọi người ở bất kỳ lứa tuổi nào đều có thể bị động kinh.
  • Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác.
  • Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
  • Sốt cao co giật.

Cách phòng ngừa bệnh Động Kinh

Bệnh Động Kinh cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Giảm thiểu chấn thương vùng não bằng cách thắt dây an toàn khi lái xe và đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, đi xe máy hoặc làm các hoạt động khác có nguy cơ cao làm tổn thương đầu.
  • Nếu người lớn và trẻ em khi bị sốt cao trên 38,5 độ C cần dùng các thuốc hạ sốt tránh co giật do sốt. Trẻ có tiền sử co giật do sốt cao cần thận trọng tránh để tái phát nhiều lần.
  • Thay đổi lối sống: hạn chế sử dụng các chất kích thích, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
  • Sáng ngủ dậy uống một cốc nước ấm khoảng 200ml, và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế làm công việc căng thẳng, stress, giữ cho tinh thần luôn thỏa mái.
  • Buổi tối nên đi ngủ sớm, không nên thức khuya, không xem những chương trình nhạy cảm với ánh sáng trên tivi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới bệnh động kinh.

Các biện pháp để điều trị bệnh Động Kinh

Điều trị Động Kinh phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  1. Điều trị động kinh bằng thuốc.
  2. Phẫu thuật.
  3. Các liệu pháp khác:
  • Áp dụng chế độ ăn Keto.
  • Kích thích thần kinh phế vị.
  • Kích thích não sâu.

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Động Kinh

Trong Đông Y Cổ Truyền có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Động Kinh như sau:

  • Thường tính tình nóng nảy, bứt rứt khó ngủ, miệng đắng, họng khô, đại tiện táo kết, lúc lên cơn ngã bất tỉnh chân tay co giật, miệng đầy nước rãi, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác: Long Đởm Thảo, Đởm Nam Tinh, Chỉ Thực, Bán Hạ đều 10g, Phục Thần, Viễn Chí, Thạch Xương Dồ đều 15g, Bạch Cương Tàm 12g, Câu Đằng 20g, Toàn Yết 6g. Đại Tiện Táo Gia Sinh, Đại Hoàng 5g (cho sau), đàm dính gia nước Trúc Lịch 10 ml hòa uống.
  • Có tiền sử té ngã hoặc đột quỵ, đầu đau như kim đâm, vị trí thường cố định, lúc lên cơn hôn mê ngã quỵ, chân tay co giật, chất lưỡi tím thâm hoặc có ban tím, mạch sáp hoặc khẩn: Xích Thược 15g, Xuyên Khung 12g, Đào Nhân 10g, Thiên Ma 10g, Cương Tàm 20g, Toàn Yết 6g, Ngô Công 4 con, Đơn Sâm 20g. Đại Tiện Táo Gia Sinh Đại Hoàng 5g (cho sau), đàm nhiều gia Đởm Nam Tinh 12g.
  • Động kinh kéo dài đã lâu, người bệnh mệt mỏi, sắc mặt xạm, hoa mắt chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế nhược: Đảng Sâm 15g, Bạch Truật 12g, Phục Linh 20g, Bán Hạ 10g, Quất Hồng 10g, Sinh Long 30g, Mẫu Lệ 30g, Câu Đằng 30g, Cương Tàm 15g, Cam Thảo 6g. Đàm nhiều gia Thạch Xương Bồ 12g, Đởm Nam Tinh 12g, Viễn Chí 6g, nôn ói bụng đầy gia Chỉ Xác 10g, Trúc Nhự 6g.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Đau Nửa Đầu

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xoang

Tìm hiểu về bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Tìm hiểu về bệnh Áp Xe Não

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho hệ thần kinh vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx