Mục lục
Đặc điểm của cây Cây Trầu
Tên thường gọi: Cây Trâu Không, Trâu không, Trâu Cau, Trầu Ăn Lá, Trầu Mỡ, Trâu Quế.
Tên khoa học: Piper betle L. (Pipe siiiboa L.)
Thuộc họ: Hồ tiêu Piperaceae
Mô tả: Một loài cây dây leo vô cùng phổ biến có thể cao tới 10–20 m nếu trồng ngoài tự nhiên và được trồng ở mọi vùng miền của Việt Nam. Có thân khá nhẵn, dẻo dai, có nhiều đốt. Từ các đốt ấy lại mọc ra những rễ nhỏ, do đó loài cây này có khả năng leo bám rất tốt. Cũng là một loài cây dây leo có rất nhiều lá. Lá trầu cau có kích thước lá lớn, có cuống, có bẹ, dài 1,5-3mm, có phiến lá hình trái tim, dài 10-13cm, rộng 4,5 — 9cm, có mũi nhọn ở. Cũng giống như lá của nhiều loài cây khác, lá cây trầu không có màu xanh bóng, nếu lá già sẽ chuyển sang xanh đậm, có đường gân lá khá rõ ràng. Các đường gân này thường tỏa ra khắp bề mặt lá theo những đường cong xuất phát từ cuống lá rất ấn tượng. Đặc biệt, lá trầu không rất thơm. Ra hoa vào tháng 5–8.
Bộ phận sử dụng: Lá và rễ.
Nơi sống và thu hái: Có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Loại tốt nhất thuộc về giống “Magahi” (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Dược tính và công dụng của cây Trầu
Thành phần hóa học: Lá tươi chứa chủ yếu là nước (khoảng 85%), protein, chất béo, carbohydrat, chất xơ, chất vô cơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B… Thành phần quan trọng nhất trong lá là đường và tinh dầu. Ngoài ra, lá còn có nhiều vitamin nhóm B (chủ yếu là axit nicotinic), axit ascorbic và caroten. Trong trầu không còn có piperbetol, methylpiperol, piperol A và piperol B.
Công dụng và tính vị: Theo Đông y, lá có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Chúng có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.
Cây Trầu và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Đau nhức, cảm cúm: 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu giảm các triệu chứng cảm cúm.
- Nước ăn chân: Lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.
- Nhức đầu do thay đổi thời tiết: 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.
- Sát khuẩn vết thương: Vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
- Chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín: Lấy 1 nắm lá trầu không vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Sau đó lấy nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.
- Viêm họng: Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Cỏ Cứt Lợn có công dụng gì?
Cây Húng Giổi có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Trầu vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha