Cây Ngọc Cẩu có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Ngọc Cẩu

Tên thường gọi: Ngọc Cẩu, Tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất

Tên khoa học: Cynomorium songaricum

Thuộc họ: Dó Đất hoặc Dương Dài – Balanophoraceae

Mô tả: Loài cây sống lâu năm. Cây tồn tại và phát triển bằng cách sống ký sinh trên các cây gỗ lớn, có tán lá rộng trong rừng. Thường mọc theo cụm. Trong cùng một cụm có thể tìm thấy cả nấm đực lẫn cái. Những cây nấm có kích thước to bằng ngón tay lớn, màu nâu hay đỏ sẫm. Về bản chất, loại cây này vốn không thuộc họ nhà nấm nhưng khi chồi lên khỏi mặt đất, phần ngọn có hình dáng tương tự như thân cây nấm. Có 2 loại nấm

  • Nấm đực: Thân hình tỏ dần đều từ trên xuống, bề mặt nhẵn, cao từ 10-15cm, đặc biệt có cây phát triển vượt bậc tới 30-40cm. Màu sắc của cây đực là đỏ hoặc nâu sẫm, chúng được tạo thành bởi cán hoa li ti mọc dọc theo thân cây. Chúng sẽ có mùi thơm hơn nấm cái.
  • Nấm cái: Thường có kích thước bé hơn nấm đực, hình dạng bên ngoài nhìn khá giống bắp ngô chứ không có chóp rõ rệt như ở nấm đực. Củ của nấm cái non và ít bị xơ hơn nấm đực, nhưng lại không có mùi thơm bằng.

Cây Ngọc CẩuBộ phận sử dụng: Toàn cây

Nơi sống: Cây phát triển tốt trong môi trường rừng sâu ẩm thấp có độ cao trên 1500 mét, dưới các tán cây lớn. Ở nước ta, dược liệu này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Cao Bằng, Tam Đảo, Lào Cai, Ba Vì, Sơn La, Hòa Bình, Hoàng Liên Sơn, Sa Pa.

Thu hái, chế biến: Thường đào cả cụm nấm, đem về rửa sạch đất cát rồi để ráo. Có thể dùng tươi dưới dạng ngâm rượu, hoặc phơi khô dùng dần. Khi thu hái, người dân sẽ để lại vài nhánh để cây tiếp tục phát triển. Vào thời điểm từ tháng 9 – 12 hàng năm. Những cây đạt kích thước chuẩn sẽ được thu hái về.

Bảo quản: Dược liệu khô để được lâu hơn dược liệu tươi. Đối với thuốc khô, nên cất nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp làm hư mốc. Có thể bảo quản thuốc trong hũ hay bịch ni lông cột kín.

Dược tính và công dụng của Cây Ngọc Cẩu

Thành phần hoá học: Có chứa đến 13 loại acid amin, ngoài ra nó còn có thành phần L Arginin – một chất có thể giúp cải thiện nội tiết tố nam và tăng cường ham muốn tình dục. Vị thuốc này còn sở hữu nhiều thành phần tốt khác như: Orienti, choline, gentianine, carpaine, vitexin, chất béo, tinh dầu…

Tính vị: Có vị chát nhẹ, hơi ngọt, tính ôn

Công dụng: Theo Đông y, nấm ngọc cẩu có tác dụng bổ Tỳ dưỡng Thận, tráng dương, bổ máu, giảm đau, kích thích lưu thông khí huyết, bồi dưỡng cơ thể, nâng cao khả năng sinh lý, chữa liệt dương, trị vãi đái đau lưng mỏi gối. giúp nhuận táo, chữa người già táo bón mạn tính.

Cây Ngọc Cẩu và các bài thuốc

Bài thuốc

  • Yếu sinh lý, rối loạn cương dương, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí nhớ: 30g nấm ngọc cẩu, 2 muỗng mật ong. Sau đó đem nấm ngọc cẩu sắc với 1 lít nước, canh đến khi cạn còn 600ml thì ngưng. Gạn thuốc ra, thêm mật ong vào quậy đầu chia uống làm 2 lần.
  • Cường dương, cải thiện khả năng cương cứng của dương vật khi quan hệ: Nấm ngọc cầu khô và Nhục Thung Dung (mỗi vị 5g), thịt dê (50g), bột mì (200g). Đem hai vị thuốc bắc sắc chung với nhau. Gạn lấy nước thuốc nhào chung với bột mì thành một hỗn hợp bột đặc, mịn, không còn bị vón cục. Dùng chai cán mỏng khối bột ra và sắc thành sợi dài tương tự như sợi mì. Nấu mì ăn cùng với thịt dê mỗi ngày một lần.
  • Tiểu nhiều về đêm, đau mỏi lưng gối, đậu thai khó và xuất tinh sớm:  15g Nấm ngọc cẩu, 100g thịt dê, 1 bát con gạo lứt, gừng tươi thái sợi, hành lá, gia vị. Nấm ngọc cẩu đem sắc với 700ml nước, hầm liu riu trên lửa nhỏ trong 20 phút rồi lấy nước này hầm tiếp thịt dê và gạo lứt cho nhừ. Tiếp đến, cho gừng, hành lá và gia vị vừa ăn rồi dùng nóng.
  • Nhức mỏi xương khớp do bệnh thận gây ra: Nấm ngọc cẩu, hủ trường, hoàng bá, mộc miên, quy bản, ngưu tất mỗi loại có liều lượng 16g,  Địa hoàng và đương quy mỗi loại 8g; rượu trắng một chút. Tất cả thuốc ta đem nghiền thành bột mịn rồi nhào với một chút rượu, vo thành từng viên nhỏ khoảng 10g, bảo quản dùng dần, ngày dùng 2 viên.
  • Nhuận tràng, trị táo bón cho người lớn tuổi: Nấm ngọc cẩu 15g, Chỉ Xác và Ngưu Tất mỗi loại 10g, vừng vàng và vừng đen mỗi loại 12g. Sắc lấy nước đặc uống lúc đói bụng.

Những lưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu

  • Người mắc bệnh cao huyết áp, bị suy giảm chức năng của gan và thận, đang thực hiện xạ trị để chữa ung thư, mắc bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đại tiện phân lỏng không dùng.
  • Người có tiền sử dị ứng với nấm ngọc cẩu hoặc các loại dược liệu được đề cập trong các bài thuốc.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cỏ Cứt Lợn có công dng gì?

Cây Dâm Bụt có công dụng gì?

Cây Húng Giổi có công dụng gì? 

Cây Bỏng có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây ngọc cẩu vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx