Cây Quất có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Quất

Tên thường gọi: Quất, Tắc, Hạnh, Kim quất.

Tên khoa học: Fortunella japonica (Thunb.) Swingle (Citrus japonica Thunb.).

Thuộc họ: Cam – Rutaceae.

Mô tả: Cây nhỏ 1-5m, có gai. Cành lá sum suê, lá đơn mọc so le, có màu lục sẫm bóng, hình trái xoan hoặc tròn dài, cuống có cánh rất nhỏ, dày và cứng. Chùm hoa ngắn ở nách lá hay ở ngọn; hoa màu trắng, cánh hoa dài 7-9mm, nhị 15-20. Quả nhỏ có hình cầu, rộng 1,5-3,5cm, có màu vàng da cam bóng, có 5-6 múi, nạc chua, hạt có màu xanh. Có quả vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Bộ phận sử dụng: Quả – Fructus Fortunellae Japonicae. Lá và vỏ cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Có nguồn gốc ở Đông Á và Nhật Bản, được thường trồng làm cảnh ở khắp cả nước ta, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán vì dáng cây đẹp, tán lá sẫm màu, quả nhiều màu vàng da cam đẹp.

Dược tính và công dụng của cây Quất

Thành phần hóa học: Quả rất giàu chất pectin. Còn có vitamin C với tỷ lệ 0,13-0,24mg%, dịch quả có đường, acid hữu cơ, có tinh dầu 0,21%.

Tính vị, tác dụng: Quả có vị chua, hơi ngọt, tính bình. Quất chuyên chữa về lá gan, dạ dày, thông xuất hung cách, tiêu hoá thực tích, trừ ách nghịch, chữa tiêu khát, giải tửu độc, trừ uế khí.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Ngoài việc dùng quả để ăn uống và làm mứt, làm nước quả nấu đông, xirô, người ta còn dùng quả làm thuốc. Mứt Kim quất chữa các chứng ách nghịch, giúp sức tiêu hoá cho dạ dày, công hiệu hơn Sa nhân. Rượu Kim quất dùng để chữa: gan uất kết, tỳ vị yếu hèn, lại trừ được đờm tích và chữa ẩu thổ. Mứt Quất hoặc Quất ngâm đường dùng rất tốt vừa bổ dưỡng vừa trị ho.

Bài thuốc: 

  1. Cảm mạo: Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
  2. Nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đốt nung mỗi loại 9g, sắc uống.
  3. Nghẹn: Vỏ quất 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.
  4. Sa nang sưng đau: Rễ quất 16g, sắc uống.
  5. Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
  6. Đau chướng bụng: Quất tươi ăn liền 10 quả lúc đói.
  7. Ho gà: Quất 10 gam, gừng tươi 6 g, sắc uống, mỗi ngày 1 lần.
  8. Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.

Những lưu ý khi sử dụng cây Quất

  • Không nên dùng tắc lúc đói vì các axit hữu cơ sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây khó chịu, ngứa họng.
  • Tránh uống trà tắc ngay sau bữa ăn vì nó có thể làm cản trở quá trình làm việc của dạ dày, thời điểm tốt nhất là sau ăn 30 – 45 phút.
  • Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như sỏi thận, loét dạ dày, táo bón, mất ngủ… không nên uống nước tắc, nhất là trà tắc.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cỏ Mật Gấu có công dụng gì?

Cây Cỏ Xạ Hương có công dụng gì?

Cây Kinh Giới có công dụng gì? 

Cây Thổ Phục Linh có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Quất vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx