Đặc điểm của cây Sa Bì
Tên tiếng Việt: Ráng bán tự, Sa bì.
Tên khoa học: Tectaria wightii (C.B. Clark) Ching – Hemigramma decurens (Hook.) Copel.
Họ thực vật: Aspidiaceae.
Thuộc họ:Tai đất – Aspidiaceae.
Mô tả: Thân rễ ngắn mọc nghiêng, có vẩy. Cuống lá xếp sát nhau, thường 3-4 chiếc một chỗ màu nâu đen, khía rãnh dọc, có vẩy hình ngọn giáo ở gốc.
Lá có hai dạng: lá không sinh sản có dạng thay đổi, hình thuôn dài, dài 20-35 cm, chia 3 thuỳ hay kép lông chim lẻ, lá chét có 1-3 đôi, hình thuôn, mép nguyên hay nhăn nheo, gốc lá men theo cuống thành dạng cánh, lá sinh sản có cuống dài hơn và lá chét bé, hẹp. Bào tử hình bầu dục, màu vàng nhạt.
Bộ phận dùng: Thân rễ – Rhizoma Hemigrammae Decurrentis.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc và các nước Đông dương. Ở nước ta, cây mọc rất nhiều trong các rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây gỗ lớn ở Lào Cai, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Nghệ An… tới Thừa Thiên – Huế. Tại Việt Nam và Trung Quốc, cây Sa Bì thường được sử dụng để chữa bệnh Lỵ do trùng Amip Entamoeba histolytica tấn công hệ tiêu hóa. Đây là căn bệnh nguy hiểm cướp đi rất nhiều sinh mạng vì mang tính dịch bệnh. Tuy nhiên, các phương phá tây y mới đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
Bộ phận sử dụng: Lỵ (Thân rễ).
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Sa Bì vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha