Mục lục
Đặc điểm của cây Vừng
Tên thường gọi: Vừng, Mè.
Tên khoa học: Sesamum indicum L.
Thuộc họ: Vừng – Pedaliaceae.
Mô tả: Cây thân thảo có lông mềm, cao 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, có hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, có màu vàng nâu hoặc đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ. Ra hoa tháng 5-9, quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng: Hạt vừng màu đen – Semen Sesami Nigrum, thường gọi là Hắc Chi Ma.
Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi lấy quả. Thu hái cây vào khoảng tháng 6-8. Cắt toàn cây, phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép lấy dầu vừng.
Dược tính và công dụng của cây Vừng
Thành phần hóa học: Hạt vừng chứa 40-55% dầu màu vàng, 5-8% nước, 20-22% protein, 5% tro (trong đó có 1,7 mg đồng) 1% canxi oxalat, 6,3- 8,8% chất không có nitơ có các chất: sesamin, sesamolin, sesamol, pedaliin planteose, sesamose. Dầu Vừng chứa khoảng 12-16% acid đặc và 75-80% acid loãng, 0,9-1,7% phần không xà phòng hóa; khoảng 1% lexitin. Trong dầu có chất sesamin với tỷ lệ chừng 0,25-1% và chất sesamol là một phenol, chừng 0,1%.
Tính vị, tác dụng: Hạt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông sữa. Lá có vị ngọt, tính lạnh; có tác dụng ích khí, bổ não tuỷ, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Hạt Vừng được dùng làm thuốc chữa can thận không ổn định, đầu váng mắt hoa, bầm huyết, bí đại tiện, sữa xuống không đều. Lá Vừng nấu nước uống làm tăng tuổi thọ, nấu nước gội đầu thì tóc mượt đen, da mặt tươi nhuận; cũng dùng chữa rong huyết. Hoa vừng ngâm với nước đắp lên mắt làm mát mắt, dịu đau.
Cây Vừng và các bài thuốc
Ðơn thuốc:
- Cao huyết áp, mạch máu xơ cứng, táo bón: Vừng đen, Hà thủ ô, Ngưu tất, các vị bằng nhau, tán nhỏ, dùng mật luyện viên bằng hạt Ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần
- Rết cắn: Nhai hạt Vừng đắp vào.
- Kiết lỵ mới phát: Vừng đen, ăn sống 30g một ngày; ăn liền trong 2-3 ngày.
- Bỏng lửa: Nghiền nát hạt Vừng đắp sống hoặc dùng dầu bôi.
- Chữa nhọt lở không liền miệng: Vừng sao cháy, giã nhỏ đắp vào.
- Rong huyết: Giã lá Vừng tươi, chế nước nóng vào vắt lấy nước cốt uống.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Vừng vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha