Cây Vối có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Vối

Tên thường gọi: Vối, Cây Vối.

Tên khoa học: Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry (Eugenia operculata Roxb.).

Thuộc họ: Sim -Myrtaceae.

Mô tả: Cây gỗ có kích thước trung bình. Lá hình bầu dục hoặc xoan ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn ở đầu, nhạt màu, và hơi có chấm nâu trên cả hai mặt, dài khoảng 8-9cm, rộng khoảng 4- 8cm. Hoa gần như không cuống, thành cụm hoa hình tháp trải ra ở nách những lá đã rụng. Quả có hình cầu hoặc hình trứng, đường kính 7-12mm, nhám, nhớt. Ra hoa  vào tháng 6.

Bộ phận sửu dụng: Nụ hoa, vỏ thân, lá – Gemma Florifera, Cortex et Folium Cleistocalycis Operculati.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Nhiệt Đới Châu Á. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều để lấy lá, nụ hoa làm trà uống (nước vối). Thu hái lá dùng tươi nhưng cũng có thể ủ cho lên men trước khi dùng, thông thường người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô làm thuốc.

Dược tính và công dụng của cây Vối

Thành phần hóa học: Lá chứa ít tanin, những vết alcaloid (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và một lượng tinh dầu (4%) bay hơi, thơm. Các bộ phận khác nhau của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, chát, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá được dùng làm trà, uống nóng rất thông dụng ở nông thôn Việt Nam. Hoa nhỏ thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống (nụ vối) có thể so sánh với nước hãm lá Bạch đàn. Người ta cũng thường phối hợp lá Vối với lá Hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Nước sắc đậm đặc của lá cây dùng như thuốc kháng sinh, sát trùng để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ. Thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, ỉa chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng, rễ sắc đặc dạng xirô dùng đắp vào các khớp sưng đỏ; quả dùng ăn trị phong thấp, các bộ phận của cây dùng trị cảm mạo, đau đầu phát sốt, lỵ trực khuẩn, viêm gan, bệnh mẩn ngứa, viêm tuyến sữa, ngứa ngáy ngoài da, bệnh nấm ở chân, vết thương do dao súng.

Cây Vối và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Đau bụng đại tiện lỏng: Lá vối (khô) 3g, nụ chuối tiêu10g, vỏ ổi rộp (khô) 8g. Sắc với 400ml nước còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
  • Viêm đại tràng mạn tính, đau bụng, đi ngoài phân sống: Lá vối (tươi) 200g, rửa sạch, vò nát, hãm với nước sôi trong 1 giờ để uống thay nước.
  • Đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân cây vối 8g, sắc kỹ lấy nước đặc, chia 2 lần, uống trong ngày. Hoặc nụ vối 15g, sắc lấy nước đặc, chia 3 lần, uống trong ngày.
  • Viêm da mẩn ngứa, chốc đầu: Lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm và gội đầu.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Hoàng Đằng có công dụng gì?

Cây Nấm Hương có công dụng gì?

Cây Na có công dụng gì? 

Cây Mắc Cỡ công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Vối vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx