Mục lục
Đặc điểm của cây Sắn Dây
Tên thường gọi: Sắn dây, Sắn cơm.
Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth.
Thuộc họ: Đậu – Fabaceae.
Mô tả: Dây leo dài tới 10m, có khi bò lan mặt đất. Rễ phình to thành củ nạc có chứa nhiều tinh bột. Cành non có lông màu vàng. Lá kép gồm 3 lá chét to, mềm, có mép nguyên hay phân ra 2-3 thuỳ rõ rệt, có lông nằm rạp cả 2 mặt. Chùm hoa ở nách lá, dài khoảng 10-40cm. Hoa to, màu tím, rất thơm. Quả đậu dài khoảng 9-19cm, rộng 10mm, có lông.
Bộ phận sử dụng: Rễ củ – Radix Puerariae thường gọi là Cát Căn
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Đong Á, Nam Á, các nước Đông Dương và Việt Nam. Ở nước ta, Sắn dây mọc hoang ở rừng và cũng thường được trồng để lấy củ ăn và để làm thuốc. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ và dùng dây trồng luôn. Củ đào lên rửa sạch, bỏ lớp vỏ bên ngoài cắt khúc dài 10-15cm, củ to thì bổ dọc, phơi hay sấy, kết hợp với xông lưu huỳnh cho đến khô. Muốn chế bột Sắn thì giã nhỏ, hoà nước, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô. Lá dùng tươi, có thể thu hái quanh năm.
Dược tính và công dụng của cây Sắn Dây
Thành phần hoá học: Trong của Sắn dây, có 12-15% tinh bột (củ tươi) đến 40% (củ khô), các chất saponosid và một flavonosid là puerarin. Trong dây và lá khô có các thành phần sau tính theo %: protein 16,3; lipid 1,8; glucid 31,1; cellulose 31,3; và nhiều acid amin, đáng chú ý là acid asparaginic, acid glutamic, prolin, leucin.
Tính vị, tác dụng: Cát căn có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, giải khát, sinh tân dịch. Ở Đông Á, rễ và hoa được dùng, xem như có tác dụng giải nhiệt, chỉ tả.
Công dụng: Được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát hoặc là cảm sốt đau các cơ bắp, còn dùng trị đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt. Bột Sắn dây được dùng để uống cho mát, giải nhiệt hoặc dùng trong việc chế thuốc viên vì nó có tính chất giúp cho viên thuốc dính, đồng thời lại dễ rã ra để thuốc chóng có tác dụng. Lá Sắn dây dùng chữa rắn cắn.
Cây Sắn Dây và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu khát nước: Bột sắn dây 12g, hoà với đường uống; hay dùng Cát căn 20g, Đậu ván sao 12g, giã giập, sắc uống (theo Lê Trần Đức).
- Trẻ em cảm sốt, ho, viêm họng, hay lên sởi viêm phổi: Sắn dây 12g, Mạch môn 10g, Hương nhu 6g, sắc uống.
- Viêm họng, viêm thanh quản cấp tính: Dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước.
- Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
- Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè: Bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày.
- Vết thương chảy nhiều máu: Lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.
- Mụn trứng cá, mụn nhọt: Củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.
- Chảy máu mũi thường xuyên: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 cốc.
- Trị viêm họng: 12-16g thân sắn dây sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.
Những lưu ý khi sử dụng Sắn Dây
- Uống nước sắn dây dễ động thai.
- Không uống sắn dây sống.
- Không nên ướp bột sắn với hoa bưởi.
- Pha quá nhiều đường.
- Trẻ nhỏ ăn bột sắn dây sống dễ gây tiêu chảy.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Đinh Lăng có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Sắn Dây vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha