Mục lục
Đặc điểm của cây Sâm Ngọc Linh
Tên thường gọi: Sâm Ngọc Linh, sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con, cây thuốc giấu.
Tên khoa học: Panax vietnamensis.
Thuộc họ: Cam tùng (Araliaceae)
Mô tả: Cây được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên, đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già. Có dạng thân kí sinh thẳng đứng, có màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân khoảng 4-8mm. Thân rễ có đường kính 1-2cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7cm. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12-15 cm, rộng 3-4 cm. Lá chét phiến có hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt. Cây 4-5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân, cuống tán hoa dài 10-20 cm có thể kèm 1-4 tán phụ hoặc một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa, cuống hoa ngắn 1-1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy. Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, dài khoảng 0,8cm-1cm và rộng khoảng 0,5cm-0,6cm, sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến màu xanh thẫm, màu vàng lục, khi chín ngả đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.
Bổ phận sử dụng: Thân rễ và rễ củ.
Nơi sống và thu hái: Được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, phía Nam huyện Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam. Vào tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và ra quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Rễ cây sau thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô
Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát
Dược tính và công dụng của cây Sâm Ngọc Linh
Thành Phần hoá học: Có saponin vượt trội: gồm khoảng 49 – 52 loại saponin, trong đó có 25 – 26 loại đã biết. Còn lại là những loại có cấu trúc mới chưa từng được công bố, được gọi chung là vina-ginsenoside-R1-R24. Hàm lượng saponin được xác định là dồi dào hơn những loại sâm đến từ Hàn Quốc, Mỹ… Bên cạnh hoạt chất chính, thực vật này còn chứa khoảng 17 loại acid amin, 20 loại vi khoáng chất, tinh dầu (0,1%) và 17 loại acid béo (0,53%)…
Tính vị, quy kinh: Có vị cay, ngọt. Vào hai kinh phế, tỳ.
Cây Sâm Ngọc Linh và các bài thuốc
Bài thuốc
- Sức khỏe kém, người mới ốm dậy, người già kém ăn hoặc mất ngủ, đang mắc các bệnh nan y hay đang điều trị ung thư: 5 – 6 lát sâm ngọc linh đem hầm với thuốc bắc. Mỗi tuần dùng 1 – 2 lần hoặc có thể dùng thường xuyên để đạt được kết quả tốt.
- Tăng cường sức khoẻ: Thái thật mỏng, mỗi ngày dùng 1 – 2 gram cho vào cốc nước sôi và hãm trong vòng 5 phút rồi uống. Lưu ý: Sau khi uống hết nước lượt 1 có thể thêm nước uống, hãm và uống vài lần tiếp theo cho đến khi nước nhạt dần thì lấy phần bã nhai và nuốt dần.
- Mệt mỏi, kém ăn hoặc các chứng phế hư như hen suyễn, phổi yếu, thở gấp hay hô hấp kém: Cắt 1 lát sâm ngọc linh và ngậm trong miệng cho đến khi tan hết.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Sâm Ngọc Linh vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha