Mục lục
Đặc điểm của cây Sâm biển
Tên thường gọi: cây Sam biển, Cây dầu dầu, Cỏ tam khôi.
Tên khoa học: Trianthema portulacastrum L.
Thuộc họ Sam biển – Aizoaceae.
Mô tả: Cây mập, rất nhẵn, nhỏ hoặc mọc bò dài và đâm rễ ở các mấu. Lá mọc đối, không cuống, ôm thân, dày, gần như hình trụ hoặc hình trái xoan ngược ngọn giáo dài 2-4cm, tù ở đỉnh, màu xanh hay tía, một lớn một nhỏ ở mỗi cặp. Hoa mọc đơn độc như là chôn trong nách cuống lá, không cuống, màu hồng nhạt hay trắng lục, có 10-20 nhị; 1 vòi. Quả nang, hình trái xoan thuôn, nứt ngang về phía gốc. Hạt hình thận mắt chim, đường kính cỡ 1mm, hơi có vạch.
Bộ phận sử dụng: Toàn cây – Herba Trianthemae Portulacastri.
Nơi sống và thu hái: Loài của các nước nhiệt đới châu Á, châu Đại dương. Ở nước ta, cây mọc phổ biến trong các cồn cát, dọc đường đi, ruộng, rẫy nhất là ở vùng ven biển.
Thành phần hóa học của cây Sâm biển
Thành phần hoá học: Cây chứa saponin và các alcaloid punaruavin (0,01% ở phần cây khô trên mặt đất) và trianthemin.
Tính vị, tác dụng: Lá có tác dụng lợi tiểu. Rễ có vị đắng; gây viêm chảy, làm sổ thai.
Công dụng của cây Sâm biển
Công dụng: Cây dùng ăn tươi hay nấu chín, nhất là trong mùa nóng như là loại rau giải nhiệt.
Người ta cũng dùng cây chế bột làm thuốc xổ nhẹ.
Ở Ấn Độ, lá của thứ trắng dùng trị thuỳ thũng và phù do những nguyên nhân khác nhau; trong trường hợp cổ trướng do gan, viêm màng bụng, thận. Rễ giã ra bột dùng trị mất kinh.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Sâm Biển vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha