Mục lục
Đặc điểm của cây Kiệu
Tên thường gọi: Kiệu, Cây Kiệu
Tên khoa học: Allium chinense G. Don (A. bakeri Regel.).
Thuộc họ: Hành – Alliaceae.
Mô tả: Cây thảo nhỏ có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn, bao bởi nhiều vẩy mỏng. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài khoảng 15-60cm, rộng khoảng 1,5-4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài khoảng 15-60cm, mang 6-30 tán hoa màu hồng hoặc màu tím.
Bộ phận sửu dụng: Cả cây (bỏ rễ) – Herba Allii Chinensis.
Nơi sống và thu hái: Nguyên sản của vùng Đông Á. Kiệu được dùng rộng rãi ở nông thôn để lấy củ muối dưa, làm gia vị hay làm thức ăn.
Dược tính và công dụng của cây Kiệu
Tính vị, tác dụng: Kiệu có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương, còn có tác dụng lợi tiểu.
Công dụng: Kiệu cũng dùng chữa đái dắt và bạch trọc như hành củ. Lại dùng chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, trị lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng. Nếu ăn được đều thì chịu được rét lạnh, bổ khí, điều hoà nội tạng, cho người ta béo khoẻ.
Cây Kiệu và các bài thuốc
Đơn thuốc:
- Phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, thai không yên: Dùng Kiệu 32g, Đương quy 8g, sắc uống.
- Chữa đi lỵ: Dùng một nắm Kiệu nấu cháo ăn.
- Ngã ngất hôn mê như chết, hoặc trong khi ngủ mà bỗng dưng bị chết là do trúng khí độc: Lấy Kiệu giã vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi sẽ tỉnh.
- Bỏng: Dùng Kiệu giã nhỏ, hoà với mật, vắt lấy nước bôi thì chóng lành
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Hoàng Đằng có công dụng gì?
Cây Nấm Hương có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Kiệu vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha