Mục lục
Đặc điểm của Cây Cải Củ
Tên thường gọi: Cải Củ, Rau Lú Bú.
Tên khoa học: Raphanus sativus L., var. longipinnatus Bail.
Thuộc họ: Cải – Brassicaceae.
Mô tả: Cây thân thảo sống hằng năm, có rễ củ trắng, có vị nồng, cay, dài đến 40 cm (có khi đến 1m), dạng hình trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Lá chụm ở đất, có khía sâu gần đến gân chính. Chùm đứng; hoa màu trắng hay đỏ; 6 nhị; 4 dài, 2 ngắn. Quả cải hình trụ có mỏ dài, hơi eo giữa các hạt; hạt hình tròn dẹt, có một lưng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài 2,5-4mm, rộng 2-3mm, có màu nâu đỏ hoặc màu đen.
Bộ phận sử dụng: Rễ củ, lá và hạt – Radix, Folium et Semen Raphani, người ta thường gọi Củ Cải là Bặc Căn và hạt là Lai Phục Tử, La Bặc Tử.
Nơi sống và thu hái:
- Cải củ đã được trồng từ thời thượng cổ ở Đông Á và Nam Á. Do sự trồng trọt mà người ta đã tạo ra những dạng và giống trồng khác nhau. Ta thường trồng nhiều giống, giống sớm (40-50 ngày) như giống tứ thời, giống vừa (3 tháng) như giống Tứ Liên, Quất Lâm, Thái Lan, số 8, số 9 VCTL và giống muộn (120-150 ngày) như các giống Hải Ninh, Trường Giang (Đông Á).
- Cải Củ phải được trồng ở nơi có khí hậu mát vừa có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15-28oC, tốt nhất 17-18oC.
- Thời kỳ ra củ cần nhiệt độ hơi thấp (ngày ấm đêm mát). Lúc ra hoa, ra quả, chịu ẩm hơn các loại cải khác nhưng không chịu được nắng hạn kéo dài với nhiệt độ trên 32oC. Ở miền Bắc Việt Nam, thường gieo vào tháng 8-10 gieo muộn không có củ. Năng suất trung bình của cải củ là 25-30 tấn/ha, có thể đạt 40-50 tấn/ha và hơn nữa tuỳ theo giống trồng, chịu nóng, lớn nhanh. Ở Đà Lạt có trồng cải Radi – Raphanus, sativus L. var. radicula Pers. có rễ củ thường tròn, to 2-3cm, thường có màu đỏ, lá xẻ ra hay không, chụm ở gốc, chùm hoa đứng mang nhiều hoa đỏ tím, ít khi trắng có sọc đậm.
Dược tính và công dụng của cây Cải Củ
Thành phần hóa học: Củ cải trắng chứa 92% nước, 1,5% Protid, 3,7% Glucid, 1,8 Celluloz. Trong lá tươi có 83,8% nước, 2,3%Protid, 0,1% Lipid, 1,6% Cellulose và 7,4% dẫn xuất không Protein. Củ tươi chứa Glucose, pentosan, adenin, arginin, histidin, cholin, trigonellin, diastase, glucosidase, oxydase, catalase, vitamin A, B, C; còn có Allyl Isothiocynat, Oxalic Acid. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Hạt chứa 30-40% dầu béo mà thành phần chủ yếu là hợp chất Sulfur; còn có Raphanin là một chất kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn. Rễ chứa Glucosid Enzym và Methyl Mercapten.
Tính vị, tác dụng: Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ. Nó giúp khai vị, làm ăn ngon miệng, chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận. Củ khô cũng làm long đờm. Hạt có vị hơi cay ngọt, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu tích. Lá Củ Cải cũng có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng tiêu tích, làm long đờm. Nhựa (mủ) lá tươi lợi tiểu, nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải củ được trồng lấy lá non luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh hoặc làm gỏi với tép, thịt lợn nạc; còn dùng muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm (ngâm trong nước mắm), làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp khi cần. Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen). Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông, lại phá được trệ khí. Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột, khái huyết và còn dùng chữa suyễn cho người già.
Cây Cải Củ và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Bỏng: Dùng củ Cải giã nát đắp.
- Cảm phong: Dùng 2 thìa nước củ cải đổ vào 750ml nước, thêm 2 thìa tương đậu nành, nằm trên giường mà uống, mồi hôi toát ra sẽ hết sốt.
- Phù nề: Nạo củ cải ép lấy nước, bỏ vào 2 phần nước và ít muối, nấu sôi một lúc, mỗi ngày uống 1 lần, không nên dùng quá 3 ngày. Hoặc lấy 40 hạt củ cải sắc uống sẽ tiêu nước, xẹp đi rất nhanh.
- Nhiễm khói than chết ngất: Dùng củ hay lá giã nhỏ, vắt lấy nước cốt đổ cho uống thì tỉnh.
- Ung nhọt: Hạt Cải củ giã nhỏ, hoà giấm bôi lên.
- Ho nhiều đờm, suyễn, khó thở, tức ngực: Dùng củ cải (La Bặc Tử) hạt Tía tô (Tô tử) 10g,hạt Cải (Bạch Giới Tử) 3g, các vị sao tán nhỏ, cho vào túi vải, thêm 300ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 lần sử dụng trong ngày.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Cà Độc Dược có công dụng gì?
Cây Cà Gai Leo có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cải Củ vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha