Mục lục
Đặc điểm của cây Kinh Giới
Tên thường gọi: Kinh giới.
Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. (E. cristata Willd.).
Thuộc họ: Hoa môi – Lamiaceae.
Mô tả: Cây thân thảo cao 30-40cm hay hơn. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, có màu tím nhạt. Quả gồm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn (quả bế tư). Cây ra hoa vào mùa hạ, mùa thu.
Bộ phận sử dụng: Thân cây trên mặt đất – Herba Elsholtziae Ciliatae.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng ôn đới Á Âu, thường được trồng ở khắp nơi để lấy cành lá làm rau ăn. Trồng bằng hạt. Chọn hạt ở những cây khoẻ tốt, đem trộn đều với tro rồi gieo. Thích hợp với đất nhiều mùn, khô ráo, có nhiều ánh sáng. Cần phủ rơm rạ và tưới nước đều. Độ 3-4 tháng sau khi trồng đã có thể thu hoạch. Cắt cành lá của những cây đang ra hoa, chặt ngắn, phơi hay sấy nhẹ tới khô. Bảo quản nơi khô ráo.
Dược tính và công dụng của cây Kinh Giới
Thành phần hoá học: Trong cành lá có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là elsholtzia keton.
Tính vị, tác dụng: Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng; có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khư phong và chỉ ngứa. Nếu sao đen thì chỉ huyết.
Công dụng: Thường dùng trị:
- Cảm cúm mùa hè, say nóng, sốt không đổ mồ hôi, nhức đầu.
- Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng.
- Bại liệt, phong thấp, đau xương, đau mình.
- Giảm niệu.
- Cũng còn được dùng chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu.
- Dùng ngoài, giã cành lá tươi đắp trị viêm mủ da, mụn nhọt.
Bài thuốc:
- Cảm mạo, phong hàn phát sốt, nhức đầu ê ẩm, đau mình, không có mồ hôi, hay đổ mồ hôi khi gặp gió lạnh, trẻ em lên sởi, lở ngứa: Kinh giới cả hoa cành 20g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
- Cảm gió lạnh nhức đầu, chảy nước mũi: Dùng hoa Kinh giới khô (Kinh Giới Tuệ), Bạch Chỉ, liều lượng bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè nóng, cho ra mồ hôi.
- Cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi 50g, Gừng sống 10g, giã vắt lấy nước uống còn bã đánh dọc sống lưng. Hoặc dùng Kinh giới 20g, Tía tô 10g, sắc nước uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Cảm thể nóng: Dùng Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.
- Xuất huyết (Chảy máu cam, băng huyết…): Kinh giới tuệ sao đen 15g sắc nước uống.
- Mẩn ngứa ngoài da do dị ứng: Hoa Kinh giới 12g, Hoa Húng quế 12g, lá Đơn đỏ 12g sắc nước uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần.
- Viêm mũi dị ứng: Hoa Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, hoa Húng quế 8g, Cây cứt lợn 12g, lá Cối xay 12g, sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày.
- Trẻ nhỏ lên sởi và các chứng lở ngứa: Kinh giới và Kim ngân hoa (cả hoa, lá, cành) mỗi vị 15-20g sắc uống.
Những lưu ý khi sử dụng Cây Kinh Giới
- Không kết hợp dược liệu với thịt cá lóc, cua, cá, thịt lừa.
- Nếu có dấu hiệu bị ngoại cảm phong hàn thấp, hư tự thường ra mồ hôi, tỳ yếu, đại tiện lỏng không nên sử dụng.
- Nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng dược liệu, đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám xét.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai hay cho con bú nên thận trọng khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn trước khi dùng.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Cỏ Mật Gấu có công dụng gì?
Cây Cỏ Xạ Hương có công dụng gì?
Cây Thổ Phục Linh có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Kinh Giới vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha