Cây Chùm Ngây có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Chùm Ngây

Tên thường gọi:Chùm ngây, 辣木, cây ba đậu dại, cây cải ngựa, cây dùi trống, cây thần dược, cây vạn năng.

Tên khoa học: Moringa oleifera Lam (M. pterygosperma Gaertn).

Thuộc họ: Chùm Ngây – Moringaceae.

Mô tả: Cây thân gỗ, nhỏ, cao tới 10m. Lá kép thường lá ba lần lông chim, có 6-9 đôi lá chét hình trứng mọc đối. Hoa màu trắng, có cuống, hơi giống hoa dâu, mọc thành chuỳ ở nách lá, có lông tơ; lá bắc hình sợi. Quả nang treo, có 3 cạnh, dài 25-30cm, hoa gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh  dọc. Hạt có màu đen, to bằng hạt đậu Hà Lan, tròn, có 3 cạnh và 3 cánh có màu trắng dạng màng. Ra hoa vào tháng 1-2.

Bộ phận dụng: Rễ và toàn cây – Radix et Herba Moringae.

Nơi sống và thu hái: Cây nguyên sản tại Nam Á, được trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Thường trồng ở các tỉnh phía nam nước ta từ Quảng Nam- Ðà Nẵng qua các tỉnh Nam Trung Bộ đến tận Kiên Giang (Phú Quốc), trong các vườn gia đình làm rau ăn. Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Dược tính và công dụng của cây Chùm Ngây

Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa gồm 2 alcaloid là moringin và moringinin; moringin tương đồng với benzylanin cùng có trong vỏ thân, trong vỏ thân còn có (- sitosterol. Toàn cây chứa một lacton gọi là pterygospermin, một chất kháng khuẩn có tác dụng đối với vi khuẩn gram (+) và gram (-) và cả vi khuẩn ưa acid. Hoa chứa base vô định hình. Hạt chứa 33-38% một thứ dầu không màu, vị dịu, lâu hỏng, dùng ăn được và dùng trong hương liệu để định hướng một số hoa.

Tính vị, tác dụng: Rễ cây có tính kích thích, chuyển máu, gây trung tiện, làm dễ tiêu hoá, trợ tim và bổ tuần hoàn, làm dịu, có tác dụng tốt đối với thần kinh và gây sẩy thai cũng như vỏ cây. Quả có tác dụng làm giảm đau, hoa kích thích và kích dục, hạt làm dịu cơn đau. Gôm từ thân cây chảy ra, có màu trắng cũng có tác dụng làm giảm đau nhức.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Nhiều bộ phận của cây như quả, lá non, hoa, các nhánh non đều có thể dùng làm rau ăn nhưng phải nấu chín. Tại Triệu Voi (Lào), người ta cũng dùng các nhánh non có hoa và quả xanh dùng nấu ăn như rau. Tại Cao Miên (Campuchia), người ta dùng lá và quả vào việc nấu món somlo, vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống như là thức uống chóng lại sức.Lá cây có  tính kích thích tiêu hoá và cây có tính lợi tiểu nên cũng được sử dụng trong điều trị bệnh lậu. Rễ là một bộ phận được sử dụng nhiều làm thuốc ở nhiều nước. Tại Nam Á, rễ được dùng như là chất kích thích trong các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng trong động kinh, là chất chuyển máu trong bệnh liệt và thấp khớp mạn tính, như là trợ tim và bổ cho tuần hoàn, cũng dùng chế dạng rượu thuốc thường dùng trong khi ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh, đau co thắt ruột, icteria và sự đầy hơi. Rễ và vỏ cây cũng dùng gây sẩy thai. Vỏ rễ dùng như thuốc chườm nóng làm dịu cơn co thắt.  Ở Xiêm (Thái Lan), vỏ thân được dùng làm thuốc thông hơi. Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt.  Hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp. Gôm nhựa từ cây chảy ra, dùng chữa đau răng; phối hợp với dầu vừng làm chế phẩm nhỏ tai trị bệnh đau tai.

Cây Chùm Ngây và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Thuốc ngừa thai: sử dụng 150 gram rễ cây chùm ngây tươi, rửa sạch và băm nhỏ. Đun chung với 2 lít nước cho đến khi cạn còn nửa lít. Chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Liệu trình điều trị cứ cách 5 ngày sắc uống 1 lần.
  • Suy nhược cơ thể, ổn định huyết áp và bảo vệ gan: Hái 150 gram lá cây chùm ngây non, rửa sạch và giã nát. Sau đó, thêm 300 ml nước sạch vào rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp đó, cho thêm 2 muỗng canh mật ong, khuấy đều và chia làm 3, uống trong ngày.
  • Giảm lượng Acid Uric trong máu và ngăn ngừa hình thành sỏi oxalat: 300 gram rễ chùm ngây tươi hoặc 30 gram rễ khô đem rửa sạch và nấu với 1 lít nước. Sau khi thuốc sôi khoảng 15 phút, tắt bếp, lọc lấy nước và uống trong ngày.
  • U xơ tiền liệt tuyến: 100 gram rễ chùm ngây tươi kết hợp với 80 gram lá cây trinh nữ hoàng cung đem nấu với 2 lít nước. Sau khi nước cạn còn nửa lít, chia ra làm 3 và uống trong ngày. Hoặc cũng có thể dùng 30 gram rễ cây chùm ngây khô nấu trộn với 20 gram lá cây trinh nữ hoàng cung khô. Lượng nước và cách nấu tương tự như nấu rễ chùm ngây tươi.
  • Làm sạch, tiệt trùng nước: Dùng phần hạt già của hai trái chùm ngây tươi đem giã nát rồi khuấy đều với 3 lít nước trong 5 phút. Sau đó, chờ khoảng 2 tiếng, nước sẽ trong lại và có thể dùng.
  • Chống loãng xương: Lá chùm ngây chứa lượng canxi, magie dồi dào. Đây là tất cả những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với xương khớp. Các món ăn hoặc trà được chế biến từ cây chùm ngây đều có tác dụng phòng ngừa loãng xương, cho bạn bộ xương chắc khỏe, bền bỉ.
  • Nám da mặt, làm đẹp da: 20g lá chùm ngây xây nhuyễn, trộn cùng tinh dầu chùm ngây (hoặc dùng bột chùm ngây). Đắp lên mặt khoảng 10 phút, sau đó rửa mặt lại với nước ấm. Mỗi tuần đắp 2 – 3 lần, sau 2 tuần bạn sẽ có làn da mà bạn mong đợi

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Chùm Bao Lớn có công dụng gì?

Cây Chùm Hôi Trắng có công dụng gì?

Cây Chùm Lé có công dụng gì? 

Cây Chua Ngút Hoa Trắng có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Chùm Ngây vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx